trongdong
text logo

Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật đình thôn Ân Phú

Tác giả bài viết: H.T

Thứ hai - 28/08/2023 22:51

Đình thôn Ân Phú, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du xưa là ngôi miếu nhỏ, đến thời Lê, dân làng góp công, góp của dựng đình trên nền đất miếu điện xưa và đến thời vua Tự Đức thứ 7 (1854) đình được trùng tu, tôn tạo quy mô lớn với nhiều hạng mục, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tín ngưỡng của nhân dân địa phương.

 

1

Đình Ân Phú là nơi thờ Thành hoàng là Minh Mang đại vương đã có công âm phù giúp Hai Bà Trưng đánh thắng giặc Tô Định, nhà Hán, được sắc phong làm “Thượng đẳng phúc thần”. Hiện, đình còn lưu giữ được các hạng mục: Cổng; Đại đình, Hậu cung và các công trình phụ trợ.

2

 

Trước đình là mặt ao trong xanh, tạo cảnh quan thoáng mát cho di tích.
3

 

Cổng đình (Tam quan) được xây dựng với lối kiến trúc truyền thống.
4

 

Tòa Đại đình có kiến trúc hình chữ “Đinh”, gồm 3 gian, 2 chái và 2 dĩ.
5

 

Với các mái đao cong truyền thống.

6
 

 

Trên một số cấu kiện của tòa Đại đình còn lưu giữ kiến trúc chạm khắc mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê - Nguyễn.
7

 

Hậu cung 1 gian 2 dĩ, kết cấu kiểu “thượng chồng rường giá chiêng”. 
8

 

 

Đình Ân Phú hiện còn bảo lưu được nhiều tài liệu hiện vật có giá trị như: Ngai thờ (thế kỷ XVIII); thần tích, thần sắc, ống cắm hương, 03 đài nước (thế kỷ XIX)…
9

 

Đặc biệt là bia đá “Sự tích bi”
10

 

Và bia “Ký kỵ bi ký”, dựng thời vua Khải Định.
11

 

Trong đình còn có bàn thờ Hồ Chủ Tịch.
13
12

 

14
Để ghi nhớ công lao to lớn của đức thánh Minh Mang đại vương, hàng năm dân làng Ân Phú mở hội chính vào ngày 12/02 âm lịch gọi là lễ Đại kỳ phúc. Đình được xếp hạng tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia, theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BVHTT, ngày 08/03/2005.

Nguồn tin: bacninh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây